Tổng quan về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động phát hành, trao đổi mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Chứng khoán là một loại tài sản được phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp và chính phủ.
Thị trường chứng khoán bao gồm các sản phẩm chứng khoán đang niêm yết trên sàn chứng khoán được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của chứng quyền và một số loại chứng khoán phái sinh.
1. Tất tần tật về chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở là loại chứng khoán được sử dụng với mục đích làm tài sản cơ sở của chứng quyền và một số chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán cơ sở được chia làm 2 phần chính:
- Cổ phiếu phổ thông, bao gồm các cổ phiếu đang giao dịch trên sàn HOSE và HNX
- Trái phiếu, bao gồm trái phiếu linh hoạt được tạo ra nhằm tăng tính thanh khoản cao.
Để có thể trở thành chứng khoán cơ sở thì cổ phiếu hoặc trái phiếu phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí của Ủy ban chứng khoán Việt Nam như:
- Phải thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc các chỉ số khác tương đương
- Có vốn hóa trên 5000 tỷ đồng
- Giá trị giao dịch 25% được chuyển nhượng công khai và tự do (free float) và không có lỗ luỹ kế.
- Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở là tổ chức hành chính. Các nhà đầu tư sẽ dùng tài khoản mở tại các công ty chứng khoán (như Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS) để giao dịch trên thị trường cơ sở. Điều khoản sản phẩm sẽ khác nhau với từng sản phẩm được phát hành. Tổ chức phát hành sẽ quy định riêng với từng sản phẩm và số lượng phát hành cũng có giới hạn phụ thuộc vào từng tổ chức cụ thể.
- Khối lượng phát hành có giới hạn và sẽ được quy định trong từng thời gian cụ thể.
- Chứng khoán cơ sở không thể bán khi chưa nắm giữ theo quy tắc T+3.
- Giao dịch tối thiểu 100 cổ phiếu và tối đa 500.000 phiếu mỗi lệnh đối với sàn HOSE và 999.990 cổ phiếu mỗi lệnh đối với sàn HNX và Upcom.
- Giao dịch vào khung giờ từ 09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00
- Không giới hạn thời gian sở hữu
- Được giao dịch trong thị trường giao ngay, mang tính tức thời và không được phép lựa chọn hay thay đổi.
- Kiểm soát chặt chẽ số lượng niêm yết và phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch. Một số thị trường không cho phép mua bán chứng khoán cơ sở.
- Số tiền cần để mua chứng khoán cơ sở bằng tổng giá trị của khối lượng chứng khoán muốn mua, tức là bên mua và bên bán phải có đủ 100% tiền và cổ phiếu sẵn trong tài khoản.
2. Tất tần tật về chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.
Chứng khoán phái sinh được giao dịch tại thị trường phái sinh, mang các ưu điểm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường cơ sở. Điển hình là việc cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch, bù trừ nhanh chóng, không giới hạn việc nắm giữ. Nhà đầu tư có thể dự đoán xu thế tăng giảm của thị trường.
- Tối thiểu 1 hợp đồng, tối đa 500 hợp đồng/lệnh
- Giao dịch từ 08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45
- Sở hữu tối đa đến ngày đáo hạn
- Cho phép phát hành thoải mái, tự do, không giới hạn số lượng. Về giới hạn vị thế của chứng khoán phái sinh, đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp là 20.000 vị thế cho mỗi tài khoản, nhà đầu tổ chức là 10.000 vị thế và nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế.
- Bỏ ra một khoản tiền ít hơn giá trị của hợp đồng và phải ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.
3. Các nhân tố tham gia vào thị trường chứng khoán
Các đơn vị doanh nghiệp: Sản phẩm của các doanh nghiệp này là cổ phiếu, với mục đích huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Các nhà đầu tư: Có ba dạng nhà đầu tư chính nhà đầu tư tổ chức, cá nhân và nước ngoài. Mục đích chính của họ khi tham gia thị trường là lợi nhuận.
Các công ty chứng khoán: Những người trung gian, thực hiện môi giới giao dịch mua – bán chứng khoán. Trong trường hợp này, VPS sẽ là bên đồng hành với các nhà đầu tư.
Các cơ quan quản lý: Cơ quan đảm bảo những người tham gia tuân thủ các quy định trong thị trường này.
4. Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam
- Năm 1998, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) được khai sinh theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP.
- Năm 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động chỉ với 2 mã cổ phiếu.
- Năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ra mắt với hoạt động đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
- Năm 2006, khi Luật Chứng khoán được ban hành, TTCK bước vào giai đoạn thay đổi mạnh mẽ (từ chỗ vốn hóa chỉ khoảng 1% GDP giai đoạn 2000 - 2005, vượt qua biến động lớn vào năm 2008 để đạt trên 30% vào năm 2015, có thời điểm đạt trên 80%
5. Nhóm ngành/tổng số mã cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán
Quy mô thị trường trên HOSE tính đến hết ngày 31/10/2023: có 609 mã chứng khoán niêm yết và giao dịch trong đó gồm: 394 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF và 198 mã chứng quyền có bảo đảm.
Tham gia đầu tư cùng VPS ngay hôm nay để khai mở hành trình thăng hạng tài chính: Mở tài khoản chứng khoán VPS với kho số đẹp: https://openaccount.vps.com.vn/ Tải và truy cập VPS SmartOne - Ứng dụng đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam: https://bit.ly/VPSSmartOne |