TIN NỔI BẬT
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2024 của Tổng cục Thống kê, năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 3,63% so với năm 2023; lạm phát cơ bản tháng 12/2024 tăng 0,25% so với tháng 11/2023, tăng 2,85% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%). Đánh giá về rủi ro CPI và lạm phát năm 2025, Tổng cục Thống kê cho rằng, áp lực lạm phát có thể đến từ các yếu tố bao gồm: xung đột địa chính trị ở một số khu vực, cạnh tranh thương mại giữa các quốc gia lớn, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và chi phí vận tải, các chính sách thuế trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump... Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), CPI của Việt Nam dự kiến chỉ tăng 4,2% trong năm 2025, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 3,5% đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
TTCK phục hồi trở lại mốc 1.235 điểm với thanh khoản tương đương với mức trung bình tuần của tuần giao dịch trước đó. Áp lực bán giảm, lực cầu cải thiện ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt ngành tài chính, tài nguyên cơ bản, dịch vụ công nghiệp, dầu khí... VN-index hôm nay khả năng sẽ biến động quanh khu vực 1.230-1.240 điểm.
Thị trường xuất hiện tín hiệu đảo chiều sau khi kiểm định mốc 1.220 điểm. Khối ngoại giảm bán ròng. Lực cầu bắt đáy cải thiện và có xu thế tìm đến các cổ phiếu vốn hóa lớn VN30. VN-index nhiều khả năng sẽ tiến vào trạng thái ổn định dòng tiền cũng như cán cân cung cầu trước khi quay trở lại với xu hướng phục hồi ngắn hạn. Các nhà đầu tư duy trì vị thế nắm giữ, đồng thời gia tăng có kiểm soát đối với các cổ phiếu thuộc danh mục chiến lược; các cổ phiếu cơ bản, có định giá hấp dẫn hoặc triển vọng tăng trưởng KQKD 2024 và nửa đầu năm 2025.
Nhà đầu tư tham khảo toàn bộ nội dung Bản tin tại đây: