TIN NỔI BẬT
Theo Bộ tài chính, tính đến ngày 11/3/2025, thu ngân sách Nhà nước đạt 574,4 nghìn tỷ đồng (29,2% dự toán), tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2024, bằng 29,20% dự toán; trong đó thu ngân sách Trung ương đạt 28,04% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt 30,46% dự toán. Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2025, tiến độ thu theo dự toán nhanh gấp đôi tiến độ chi, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng; tổng giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành đạt hơn 61 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 55% kế hoạch quý 01/2025 và 12,2% kế hoạch năm 2025. Theo World Bank Việt Nam, năm 2024, cân đối ngân sách của Việt Nam bội thu ở mức 1,8% GDP do hoạt động tiết kiệm chi và giải ngân đầu tư công thấp. Dự báo năm 2025, ngân sách sẽ chuyển sang ghi nhận bội chi 1,4% GDP và giảm xuống còn 1% GDP vào năm 2026 khi Chính phủ có kế hoạch tiếp tục giảm dư nợ trong điều kiện tăng trưởng vẫn cao hơn lãi suất.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
TTCK giảm điểm lùi về mốc 1.330 điểm với thanh khoản giảm so với phiên giao dịch trước đó. Dòng tiền luân chuyển với điểm đến là các cổ phiếu công nghệ, dầu khí, hóa chất, tiện ích. Trong khi đó, áp lực bán xuất hiện ở các cổ phiếu ngành tài chính, bất động sản, tài nguyên cơ bản, bán lẻ. VN-index hôm nay khả năng sẽ biến động quanh khu vực 1.330-1.335 điểm.
Thị trường đi ngang tại khu vực tiệm cận kháng cự 1.340-1.350 điểm. Đây là giai đoạn tâm lý chung thận trọng, dòng tiền luân chuyển qua lại giữa các nhóm ngành để đảm bảo khả năng ổn định nền giá nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến chỉ số chung. Nhìn chung, xu hướng tăng trung hạn của VN-index vẫn được bảo đảm. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các pha rung lắc, hạ nhiệt để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu thuộc danh mục nắm giữ chiến lược. Hoạt động giao dịch ngắn hạn ưu tiên quản trị theo cổ phiếu riêng lẻ và bám sát diễn biến dòng tiền.
Nhà đầu tư tham khảo toàn bộ nội dung Bản tin tại đây: