LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
CTG là trong 4 ngân hàng quốc doanh với sở hữu nhà nước 64.5%. Từ phân khúc cho vay Doanh nghiệp truyền thống, CTG đang tích cực dịch chuyển sang cho vay và triển khai các dịch vụ bán lẻ, tập trung vào các ngành sản xuất và thương mại thay vì lĩnh vực BĐS như các ngân hàng khác.
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt 9%. Tốc độ tăng trưởng cao ghi nhận ở phân khúc bán lẻ với 11,9% ytd. Cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp cũng ghi nhận tăng trưởng khả quan khi nhóm DN FDI tăng 18,5% ytd, nhóm DN lớn tăng 6,8% ytd.
Trong 9T.2024, tổng thu nhập hoạt động và LNTT đạt lần lượt 60.624 tỷ đồng (+16,2% yoy) và 19.513 tỷ đồng (+12,1% yoy). Tỷ lệ CASA tăng nhẹ so với Q2 đạt 22,4%.Thu nhập lãi thuần ghi nhận 46.091 tỷ đồng (+19,7% yoy). Tỷ lệ CASA tăng nhẹ so với Q2 đạt 22,4%. NIM trong Q3 tiếp tục giảm nhẹ xuống 2,9% khi tỷ suất sinh lời giảm do áp lực cạnh tranh các khoản vay và để hỗ trợ khách hàng. Thu nhập khác +38,5% nhờ Q3 đã thu hồi khoản nợ quy mô lớn.
CIR duy trì thấp ở mức 27,8%, thấp hơn so với cùng kỳ khi ngân hàng tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị chi phí hoạt động. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm xuống 1,45%, tỷ lệ nợ nhóm 2 đi ngang ở mức 1,44%. Trong 9T.2024, CTG tiếp tục đẩy mạnh chi phí trích lập dự phòng lên 25.135 tỷ đồng (+21,8% yoy), nhờ đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLCR được nâng lên 153%, mức cao thứ 2 trong hệ thống.
Ước tính Kết quả kinh doanh năm 2024: Tổng thu nhập hoạt động đạt 80.081 tỷ VND (+13,5% yoy), LNTT đạt 28.820 tỷ (+15,3% yoy), tín dụng tăng trưởng 15%, NIM = 2.9%, ROE =17,2%, tỷ lệ nợ xấu 1,5%
NIM cải thiện nhờ xu hướng chuyển dịch sang cho vay bán lẻ: Trong bối cảnh lãi suất cho vay dự kiến tiếp tục duy trì ở mức thấp, việc chuyển dịch sang bán lẻ giúp CTG cải thiện được biên lợi nhuận của mình. Dự báo NIM 2025F của CTG ổn định ở mức 2.94%, +4bps YoY.
Chi phí tín dụng dự kiến hạ nhiệt trong 2025: Đẩy mạnh xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2024 khiến CTG duy trì mức chi phí tín dụng 1.6-1.8% trong 5 năm qua. Với việc chất lượng tải sản tốt hơn, chúng tôi dự báo chi phí tín dụng của CTG sẽ giảm trong năm 2025 xuống còn 1,3%. Đây sẽ là động lực chính cho dự báo LNTT 2025F đạt 38.6 nghìn tỷ (+34% YoY).
Tăng vốn là yêu cầu cấp thiết: CTG dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên khoảng 74.200 tỷ đồng, tương đương mức tăng 38% so với cuối năm 2023. CTG đang là Ngân hàng có vốn nhà nước có hệ số CAR thấp trong ngành ở mức 9,5% vì vậy nhu cầu tăng thêm vốn mới để đáp ứng yêu cầu là rất cấp thiết.
Triển vọng:
Với P/B dự phóng 1 năm = 1.1x, định giá của CTG đang không có nhiều chênh lệch với các ngân hàng tư nhân lớn. Chúng tôi cho rằng CTG xứng đáng với mức P/B cao hơn là 1.4x khi ROE đang ngày càng cải thiện mạnh mẽ, tương đương với mức giá mục tiêu 1 năm là 46.200 VNĐ.
Rủi ro:
(1) Chi phí tín dụng cao hơn dự kiến.
(2) Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến.
KHUYẾN NGHỊ:
Khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm là 46.200 đồng/cổ phiếu và tiềm năng tăng giá là 22%.
Nhà đầu tư tham khảo toàn bộ nội dung Bản tin tại đây: