BÁO CÁO PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một NHTMCP Tư nhân với quy mô vừa. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn DOJI, Tập đoàn FPT. TPBank tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân với dư nợ chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là cho vay mua nhà, mua xe và cho vay tiêu dùng.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
- Tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao. TPB luôn là một trong những ngân hàng được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành trong những năm gần đây. Với định hướng thúc đẩy tín dụng trong năm 2025, kỳ vọng TPB tiếp tục sẽ được phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức trên 20% trong năm nay. Bên cạnh đó, dự báo lĩnh vực BĐS và tiêu dùng cá nhân tiếp tục phục hồi sẽ giúp TPB đạt được mục tiêu tăng trưởng này.
- NIM dự kiến đi ngang trong năm 2025. Mặc dù sự phục hồi của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng có thể giúp cái thiện lợi suất tài sản tuy nhiên với việc (1) duy trì lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng theo định hướng của Ngân hàng nhà nước (2) chi phí vốn có thể tăng lên do áp lực từ thanh khoán thắt chặt và chi phí huy động có thể tăng nhẹ, chúng tôi cho rằng NIM của ngân hàng sẽ duy trì tương đương mức của năm 2024 (3,5%).
- Chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện. Chất lượng tài sản sẽ được cải thiện nhẹ trong năm 2025 nhờ vào (1) tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm liên tục trong 6 quý trước giúp giảm áp lực gia tăng nợ xấu (2) hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cải thiện trong năm 2025; và (3) tiếp tục củng cố bảng cân đối kế toán thông qua xóa nợ và trích lập dự phòng. Dự bảo tỷ lệ NPL trong năm 2025 đạt 1.46%.
- Thu nhập ngoài lãi khả quan. Chúng tôi cho rằng thu nhập dịch vụ, thu nhập từ đầu tư và nguồn thu từ xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục duy trì tích cực trong năm 2025, NOII dự báo đạt 5,611 tỷ (+9% svck).
- Dự báo KQKD 2025: NII đạt 15,488 tỷ VNĐ, tổng thu nhập hoạt động đạt 21,098 tỷ VNĐ, LNTT đạt 9,120 tỷ VNĐ (+20% svck).
CẬP NHẬT KQKD 2024
TPB ghi nhận mức tăng trưởng LNTT ấn tượng với 2,14 nghìn tỷ đồng trong Q4/2024, tăng 239% svck (+23,5% so với quý trước), được thúc đẩy bởi thu nhập ngoài lãi từ phí, đầu tư, và thu hồi nợ xấu. Tính chung cả năm 2024, LNTT đạt 7,6 nghìn tỷ đồng (+36% svck).
- Tín dụng tăng mạnh 20,2% tính từ đầu năm lên 261,5 nghìn tỷ đồng, nhờ sự phục hồi của mảng bán lẻ, hoạt động thương mại, bất động sản và xây dựng.
- Chất lượng tài sản cải thiện với tỷ lệ nợ xấu và nợ Nhóm 2 lần lượt giảm 29,2% và 14,8% so với quý trước. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,52% - mức thấp nhất kể từ Q1/2023. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 81,5% nhờ TPB đẩy mạnh xóa 1,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu và trích lập dự phòng 1,2 nghìn tỷ đồng trong Q4/2024.
- Tổng huy động tăng mạnh trong Q4/2024 và tăng 20,2% tính từ đầu năm lên 279,4 nghìn tỷ đồng, khiến COF tăng 42 điểm cơ bản so với Q3. Tuy nhiên, do tín dụng tăng nhanh trong cuối Q4/2024 đóng góp ít cho thu nhập lãi khiến NIM giảm 44 điểm cơ bản so với quý trước xuống 3,26% trong Q4/2024.
KHUYẾN NGHỊ
Khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 2025 là 20.500 đồng/cổ phiếu và tiềm năng tăng giá là 21%.
ĐỊNH GIÁ
- Với P/B dự phóng 1 năm gần 1.0, và ROE = 16%, ROA = 1.52%, định giá của TPB vẫn đang ở mức hấp dẫn. Với quan điểm thận trọng, chúng tôi cho rằng TPB có thể được định giá ở mức P/B=1.2 - mức P/B trung bình 3 năm , tương đương với mức giá mục tiêu 1 năm là 20.500 VNĐ.
- Rủi ro: (1) Tín dụng tiêu dùng phục hồi chậm hơn dự kiến; (2) Nợ xấu gia tăng, chi phí trích lập dự phòng cao hơn và khó khăn hơn trong công tác xử lý nợ xấu; (3) Lãi vay duy trì ở mức thấp hơn dự kiến.
Nhà đầu tư tham khảo toàn bộ nội dung Báo cáo tại đây: